14.Tóm tắt nội dung
Bình đẳng giới, cụ thể là bình đẳng trong cơ hội và trong việc đảm bảo tiếng nói đối với nam và nữ được xem như một điều kiện tiên quyết để hướng tới tăng trưởng công bằng và bền vững. Vậy, nếu các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa là thiệt thòi nhất, những biến động kinh tế xã hội trong những năm qua có ảnh hưởng như thế nào tới nam và nữ giới dân tộc thiểu số. Hiện trạng bất bình đẳng giới ở các nhóm dân tộc thiểu số là thế nào và hiện trạng này có mối quan hệ như thế nào đến đói nghèo? Để hướng tới những chính sách đặc thù về giới cho vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số, báo cáo đánh giá thực trạng và nguyên nhân của bất bình đẳng giới ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số này nhằm đưa ra một số khuyến nghị hướng tới việc xây dựng một chính sách “đặc thù” tăng cường bình đẳng giới và tăng tính hiệu quả của các chính sách và chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, giúp cải thiện cuộc sống của đồng bào vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số. Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ tương tác giữa những chính sách phát triển kinh tế vĩ mô, những thiết chế văn hóa truyền thống và xu thế của quá trình hội nhập đối với vai trò, vị trí và tiếng nói của nam giới và nữ giới. Báo cáo này dựa trên nghiên cứu thực địa với hai dân tộc J’rai ở Gia Lai và người Chăm ở An Giang. Tuy nhiên, để tăng tính đại diện, phân tích của báo cáo dựa nhiều số liệu từ các nguồn sẵn có…..